Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn đã từng ngọt ngào biết bao với hương vị đậm đà của những chiếc bánh đặc sản miền Tây. Những chiếc bánh thơm lừng, giản dị nhưng chứa đựng cả một bầu trời ký ức về những ngày rong chơi giữa đồng xanh, hay những buổi chiều quây quần bên bếp lửa cùng gia đình. Hãy cùng lên con diều miền ký ức mang tên yeuamthuc.org khám phá những món bánh đặc sản miền Tây, để một lần nữa sống lại những khoảnh khắc tuổi thơ bình dị mà khó quên nhé!
Nội dung chính
1. Bánh bột báng
Nguyên liệu làm vỏ bánh
- Bột năng: 100g
- Bột báng: 250g
- Dầu ăn: 50g
- Lá chuối: 1 miếng
- Lá dứa: 1 bó (dùng để lấy nước cốt)
Nguyên liệu làm nhân bánh
- Đậu xanh: 150g
- Đường trắng: 150g
- Vani: 1 ít
Nguyên liệu làm nước cốt dừa
- Dừa nạo sẵn: 250g
- Bột gạo: 2 muỗng súp
- Đường: 50g
- Mè rang sẵn: 50g
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Lá dứa: Xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Bột báng: Rửa sạch, ngâm trong nước lạnh và nước cốt lá dứa cho mềm.
- Khi nước đã sôi, đổ nước sôi vào bột báng để ngâm tiếp. Khi thấy bột báng tiết nhựa là đạt, đổ ra rổ để ráo nước.
- Rây bột năng vào bột báng, trộn đều và chia thành hai phần.
- Dừa nạo: Vắt lấy 100g nước cốt để riêng. Sau đó, vắt thêm 150g nước dảo, đổ vào bột gạo, khuấy tan và lọc lại.
- Đậu xanh: Ngâm đậu xanh cho nở, đãi sạch vỏ, nấu chín rồi tán nhuyễn.
- Sau đó, thêm đường vào đậu, bắc lên bếp sên cho đặc lại. Khi đã xong, nhắc xuống và trộn thêm vani, chia thành 20 phần nhỏ.
- Nấu nước dừa: Bắc nồi nước dảo lên bếp, thêm đường và nấu sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp theo, cho nước cốt dừa vào nồi, nấu sôi rồi nhắc xuống. Lưu ý, nước cốt dừa chỉ nấu khi gần ăn để tránh bị chua, hoặc có thể để lửa hơi ấm để giữ hương vị.
- Bước 2: Nặn bánh và hấp
- Lấy một phần bột báng, bao lấy nhân đậu xanh, xếp bánh lên lá chuối đã thoa dầu sẵn.
- Đặt xửng hấp lên bếp và đun nước sôi. Cho bánh vào xửng hấp. Khi thấy bột trở nên trong là bánh đã chín.
- Gắp bánh ra đĩa, rưới nước cốt dừa lên trên, và rắc mè rang lên mặt bánh.
2. Bánh ướt ngọt
Nguyên liệu
- Bột năng: 150g
- Bột sắn dây: 200g
- Bột gạo: 50g
- Nước cốt dừa: 250ml
- Đậu xanh bóc vỏ: 300g
- Lá dứa: 300g
- Đường cát: 150g
- Mè trắng rang: 1 chén nhỏ
Cách làm
- Bước 1: Trộn bột
- Cho bột năng, bột sắn dây, bột gạo và đường cát vào một tô lớn, trộn đều.
- Sau đó, đổ khoảng 250ml nước ấm vào và khuấy đều cho hỗn hợp bột tan đều, không bị vón cục.
- Chia hỗn hợp bột thành hai phần bằng nhau. Một phần cho nước lá dứa vào, trộn đều; phần còn lại cho nước cốt dừa vào, trộn đều. Để bột nghỉ khoảng 30 phút để bột nở đều.
- Bước 2: Hấp và sên đậu xanh
- Ngâm đậu xanh với nước ấm cho đậu nở mềm, sau đó hấp chín.
- Cho đậu xanh đã hấp chín vào chảo, thêm đường cát và đảo đều tay cho đến khi đậu xanh và đường quyện vào nhau.
- Bước 3: Tráng bánh
- Đun sôi nước trong một nồi, sau đó đặt một tấm vải mỏng, sạch lên miệng nồi để làm bề mặt tráng vỏ bánh. Đảm bảo tấm vải được cố định chắc chắn.
- Giảm lửa nhỏ, múc từng muôi bột lên mặt vải, dàn mỏng bột và đậy nắp vung lại. Tránh dàn bột quá mỏng để bánh không bị rách hoặc quá dày khiến bánh lâu chín.
- Tráng bánh khoảng 2-3 phút cho đến khi bánh chín. Dùng thanh tre cuộn nhẹ nhàng từng lớp bánh ra và trải lên mâm.
- Cho đậu xanh đã sên lên từng lá bánh, rồi nhẹ nhàng cuộn bánh lại như cuốn chả nem.
- Bước 4: Trình bày và thưởng thức
- Xếp bánh màu xanh và trắng xen kẽ nhau lên đĩa, rắc thêm mè trắng rang lên trên và thưởng thức.
3. Bánh vòng, bánh cam
Nguyên liệu
- Bột nếp xay mịn: 1 kg
- Bột gạo lọc: 200g
- Đường xay: 50g
- Bột nổi: 1 muỗng
- Đường vàng hoặc trắng: 300g
- Thạch cao: 1 muỗng
- Đậu xanh cà: 500g
- Dầu để chiên
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị bột
- Trộn đều bột nếp, bột gạo, bột nổi, và đường xay trong một tô lớn.
- Đun sôi khoảng 500g nước. Chế nước sôi vào hỗn hợp bột, từ từ nhồi bột cho đến khi bột trở nên dẻo mịn.
- Để bột nghỉ và ủ trong khoảng 3 giờ.
- Bước 2: Chuẩn bị nhân đậu xanh
- Ngâm đậu xanh trong nước để đậu nở mềm, sau đó đãi sạch vỏ và nấu chín.
- Nghiền mịn đậu xanh và cho 100g đường vào, xào đến khi hỗn hợp hơi khô.
- Chia hỗn hợp nhân đậu xanh thành từng phần nhỏ và vo tròn.
- Bước 3: Tạo hình bánh
- Bánh cam:
- Lấy một phần bột đã chuẩn bị, nắm dẹp và đặt nhân đậu xanh vào giữa.
- Vo tròn lại và ấn dẹp nhẹ để tạo hình bánh cam.
- Bánh vòng:
- Lấy một phần bột, se dài khoảng 15 phân và có đường kính khoảng 1 phân.
- Uốn cong và khoanh tròn, nối hai đầu lại với nhau để tạo thành hình vòng.
- Bánh cam:
- Bước 4: Chiên bánh
- Đun nóng dầu trong chảo. Thả từng chiếc bánh cam và bánh vòng vào chảo dầu nóng, chiên đến khi bánh có màu vàng đều.
- Gắp bánh ra để ráo dầu.
- Bước 5: Làm lớp áo đường cho bánh
- Cho đường vào nồi cùng một ít nước, nấu chảy đường.
- Tiếp tục nấu đến khi đường kéo thành sợi tơ. Hòa thạch cao phi với chút nước rồi cho vào nồi đường, khuấy đều.
- Gắp từng chiếc bánh đã chiên nhúng vào nồi đường, sau đó xếp ra đĩa để nguội.
4. Bánh chuối hấp
Nguyên liệu
- Chuối tây chín: 10 quả
- Dừa nạo (hoặc 1 lon nước cốt dừa): 1 kg (vắt với nước ấm được khoảng 400ml cốt dừa)
- Bột năng: 250g
- Đường cát vàng: 200g
- Bột gạo: 100g
- Vừng rang thơm: một ít
- Vani: 1 ống
- Muối: một ít
- Phẩm màu thực phẩm màu vàng (hoặc màu tùy thích): 1 giọt
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị chuối và trộn bột
- Bóc vỏ chuối và thái chuối thành những lát mỏng. Cho chuối vào một tô lớn.
- Thêm 3 thìa đường vào tô chuối và đảo đều.
- Cho bột năng và bột gạo vào tô chuối, sau đó khuấy đều để bột bám đều vào chuối.
- Bước 2: Pha bột
- Lấy 3 bát nước, hòa bột năng, bột gạo, một chút muối, đường vàng, vani, và 1 giọt phẩm màu thực phẩm vào.
- Khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu tan hoàn toàn.
- Bước 3: Chuẩn bị khuôn và hấp bánh
- Chuẩn bị khuôn bánh và thoa một lớp dầu ăn mỏng xuống đáy khuôn để dễ dàng lấy bánh ra khi chín.
- Đổ hỗn hợp chuối và bột vào khuôn, chỉ đổ mỏng khoảng 3–4 cm.
- Đặt khuôn bánh vào nồi hấp và hấp trong 20–30 phút. Thỉnh thoảng, lau nước đọng trên nắp nồi để tránh nước rơi xuống mặt bánh.
- Bước 4: Nấu nước cốt dừa và hoàn thiện bánh
- Pha lon nước cốt dừa với 1 bát nước, đường, và 2 thìa bột năng. Đặt lên bếp và đun cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
- Khi bánh chuối hấp đã chín (khi bột trong và đông lại, dùng đũa xăm vào không bị dính), tắt bếp và lấy bánh ra để nguội.
- Lấy bánh ra khỏi khuôn, cắt thành miếng vừa ăn.
- Xếp bánh chuối lên đĩa, chan nước cốt dừa đã nấu lên trên, và rắc vừng rang (hoặc lạc rang giã dập) lên mặt bánh.
5. Bánh tằm khoai mì
Nguyên liệu
- Khoai mì bào: 200g
- Nước cốt dừa: 250ml
- Bột năng: 60g
- Dừa nạo: 100g
- Đường: 55g
- Một ít muối, hạt mè
- Màu dùng trong thực phẩm
Cách làm
- Bước 1: Trộn bột và khoai mì
- Cho khoai mì bào vào một cái tô lớn.
- Thêm lần lượt các nguyên liệu vào tô: bột năng, 30g đường, và 50ml nước cốt dừa. Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong tô cho đến khi chúng hòa quyện vào nhau.
- Bước 2: Chia bột và tạo màu
- Chia hỗn hợp khoai mì vừa trộn thành 3 phần bằng nhau và cho vào 3 cái tô riêng biệt.
- Giữ nguyên một phần với màu trắng tự nhiên, còn 2 phần còn lại cho từ 2–3 giọt phẩm màu thực phẩm vào mỗi tô (bạn có thể chọn màu tùy thích).
- Trộn đều từng hỗn hợp trong mỗi tô để màu được phân bố đều.
- Bước 3: Tạo hình bánh và hấp bánh
- Nặn khoai thành những viên tròn nhỏ vừa ăn hoặc nặn theo hình dạng dài có kích thước vừa phải tùy theo sở thích.
- Cho bánh vào một cái tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại.
- Đặt tô bánh vào nồi nước sôi và chưng cách thủy trong khoảng 15–20 phút cho đến khi bánh chín.
- Bước 4: Chuẩn bị các thành phần đi kèm
- Làm muối mè: Bắc một cái chảo lên bếp với lửa nhỏ. Cho mè vào chảo và rang đều trong khoảng 2 phút, sau đó tắt bếp.
- Thêm một ít muối và 5g đường vào chảo mè, trộn đều.
- Làm nước cốt dừa:
- Bắc một nồi nhỏ lên bếp, để lửa vừa. Cho 200ml nước cốt dừa vào nồi, tiếp theo là 20g đường và một ít bột năng.
- Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp.
- Làm muối mè: Bắc một cái chảo lên bếp với lửa nhỏ. Cho mè vào chảo và rang đều trong khoảng 2 phút, sau đó tắt bếp.
- Bước 5: Hoàn thiện và thưởng thức
- Sau khi bánh đã chín, lấy bánh ra khỏi nồi và lăn qua một lớp dừa nạo. Xếp bánh tằm khoai mì lên đĩa.
- Rắc mè rang lên trên và chan thêm một ít nước cốt dừa đã nấu sẵn.
6. Bánh bò hấp dừa
Nguyên liệu
- Dừa cùi dày: 1 quả (hoặc 300ml nước cốt dừa bán sẵn)
- Bột gạo: 400g (loại bột dùng để làm bánh bò)
- Bột baking powder: 1 muỗng cà phê
- Cơm rượu: 5 viên (có thể mua ở các hàng bán phụ gia làm bánh)
- Đường thốt nốt: 150g
- Vani: 1 ống
- Dầu ăn
- Xửng hấp bánh
Cách làm
- Bước 1: Nhào bột và ủ bột lần đầu
- Chuẩn bị bột: Cho 400g bột gạo vào một cái âu sạch. Trộn đều với 1 muỗng cà phê bột baking powder.
- Thêm cơm rượu: Nghiền nát 5 viên cơm rượu rồi cho vào âu bột, sau đó từ từ thêm nước và nhào đều cho đến khi bột có độ sệt vừa phải, không quá nhão.
- Ủ bột: Gói bột vào một mảnh vải xô sạch, để bột nghỉ và ủ trong khoảng 3 tiếng để lên men.
- Bước 2: Thêm nước đường vào bột và ủ lần thứ hai
- Nấu nước đường: Cho 150g đường thốt nốt vào một nồi nước, đun sôi cho đến khi đường tan hoàn toàn. Để nước đường nguội bớt.
- Trộn bột với nước đường: Lấy bột đã ủ ra khỏi vải, cho nước đường vào, khuấy đều cho đến khi bột và nước đường hòa quyện. Lọc bột qua rây để bột mịn và đều.
- Ủ bột lần thứ hai: Sau khi lọc, tiếp tục ủ bột trong 5 tiếng để bột lên men tốt hơn.
- Bước 3: Làm nước cốt dừa
- Nếu sử dụng dừa tươi: Xay nhuyễn phần cơm dừa, sau đó vắt lấy khoảng 300ml nước cốt dừa.
- Đun sôi nước cốt dừa với một chút sữa tươi và một ít muối. Khi nước cốt dừa sôi, tắt bếp và để nguội.
- Bước 4: Hấp bánh
- Chuẩn bị bột hấp: Đổ 2/3 lượng nước cốt dừa đã chuẩn bị vào bột đã ủ, thêm 1 ống vani vào, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện.
- Chuẩn bị khuôn hấp: Quét một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn hoặc bát con để chống dính. Múc bột vào khuôn đã chuẩn bị.
- Hấp bánh: Xếp các khuôn bánh vào xửng hấp. Hấp trong khoảng 30 phút.
- Kiểm tra bánh chín bằng cách dùng đũa xăm vào bánh, nếu bột không dính vào đũa thì bánh đã chín.
- Bước 5: Hoàn thiện và thưởng thức
- Sau khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi xửng hấp.
- Khi ăn, có thể chan thêm nước cốt dừa lên trên bánh hoặc rắc thêm lạc rang giã nhỏ để tăng thêm hương vị.
7. Bánh bèo lá dứa
Nguyên liệu
- Bột gạo: 1,5 chén
- Bột năng: 3/4 chén
- Đường vàng: 1 chén
- Lá dứa: 1 bó, xay nhuyễn lọc bỏ bã lấy 1,5 chén nước
- Nước lọc: 2 chén
- Đậu xanh: nửa chén (tùy ăn)
- Nước cốt dừa: 1,5 chén (tùy ăn)
- Nước dừa: 1/2 chén
- Mè rang
Cách làm
- Bước 1: Pha bột bánh
- Trộn bột: Trộn đều bột gạo và bột năng trong một tô lớn. Thêm nước lá dứa vào bột, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.
- Pha nước đường: Bắc nồi lên bếp, cho 2 chén nước và 1 chén đường vàng vào, nấu cho đến khi đường tan hết. Để hỗn hợp nguội.
- Kết hợp: Đổ hỗn hợp nước đường vào tô bột, khuấy đều cho bột hòa quyện. Đặt tô bột vào tủ lạnh qua đêm để bột nghỉ.
- Bước 2: Làm Nhân Bánh
- Chuẩn bị đậu xanh: Ngâm đậu xanh cho mềm. Nấu với nước dừa (hoặc nước lọc) và thêm đường vào cho vừa miệng.
- Tán nhuyễn: Khi đậu xanh chín, tán nhuyễn để tạo thành nhân.
- Bước 3: Làm nước dừa
- Nấu nước cốt dừa: Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho nước cốt dừa vào nấu.
- Thêm gia vị: Thêm 1/3 muỗng cà phê muối và chút bột năng đã hòa tan vào nước cốt dừa.
- Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
- Nêm nếm: Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Bước 4: Hấp Bánh
- Chuẩn bị chén: Đổ bột vào chén nhỏ để làm bánh bèo.
- Hấp bánh: Đặt chén vào nồi hấp và hấp cho đến khi bánh chín (khoảng 10-15 phút tùy kích thước chén).
- Hoàn Thiện và Thưởng Thức
- Trình bày: Xếp bánh ra đĩa.
- Thêm nhân: Cho một ít nhân đậu xanh lên trên bánh.
- Chan nước dừa: Chan nước cốt dừa lên bánh.
- Rắc mè rang: Rắc mè rang lên trên để thêm hương vị và trang trí.
8. Bánh da lợn nhân đậu xanh lá dứa
Nguyên liệu
- Bột năng: 500g
- Bột gạo: 100g
- Dừa nạo: 500g
- Lá dứa: 1 bó
- Đường cát trắng: 400g
- Đậu xanh cà: 200g (loại đậu xanh đã đãi vỏ và cà bể làm hai)
- Màu xanh lá cây thực phẩm
- Dầu ăn
- Vani
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị đậu xanh
- Vo sạch đậu: Rửa đậu xanh cà cho sạch.
- Nấu đậu: Đặt đậu vào nồi, đổ nước sấp mặt đậu, nấu cho đậu chín và ráo nước (có thể sử dụng nồi cơm điện).
- Giã nhuyễn: Sau khi đậu chín, để nguội bớt, giã đậu mịn nhuyễn bằng chày cối hoặc máy xay.
- Bước 2: Chuẩn bị lá dứa
- Rửa và cắt: Rửa sạch lá dứa, cắt nhỏ.
- Giã nát: Giã lá dứa cho nát.
- Bước 3: Chuẩn bị dừa nạo
- Vắt nước dừa: Cho 500ml nước ấm vào dừa nạo, vắt lấy nước cốt để riêng.Vắt thêm 500ml nước nữa để lấy nước dảo.
- Bước 4: Chuẩn bị bột
- Hỗn hợp 1 (Nhân Đậu Xanh):
- Chia bột năng, bột gạo, đường thành một phần. Trộn phần bột này với nước cốt dừa, khuấy tan đường, lược qua rây.
- Thêm đậu xanh giã nhuyễn vào hỗn hợp, trộn đều.
- Hỗn hợp 2 (Bột Lá Dứa):
- Cho lá dứa giã nát vào nước dảo dừa, lược bỏ xác lá qua rây nhiều lần cho kỹ.
- Thêm phần bột còn lại vào nước lá dứa, khuấy đều, lược qua rây lần nữa.
- Thêm vài giọt màu xanh lá cây thực phẩm để bột có màu đẹp hơn.
- Hỗn hợp 1 (Nhân Đậu Xanh):
- Bước 5: Hấp Bánh
- Chuẩn bị khuôn: Láo một lớp dầu ăn vào lòng khuôn để bánh không dính.
- Hấp lớp bánh: Đặt khuôn vào xửng hấp đã đun sôi nước.
- Đổ một lớp hỗn hợp 2 vào khuôn, dày khoảng 5mm, hấp chín (khoảng 10-15 phút).
- Sau khi lớp đầu chín, đổ lớp hỗn hợp 1 lên lớp bánh đã chín, dày khoảng 5mm, tiếp tục hấp chín.
- Tiếp tục đổ lớp hỗn hợp 2 lên trên, hấp cho đến khi chín, lặp lại quy trình này cho đến khi hết bột hoặc khuôn đã đầy.
- Hoàn Thiện
- Lấy bánh ra: Để bánh nguội, sau đó lấy ra khỏi khuôn.
- Cắt và thưởng thức: Cắt bánh thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.
9. Bánh lọt lá dứa nước dừa
Nguyên liệu
- Bột năng: 100g
- Bột gạo tẻ: 50g
- Lá dứa: 1 bó
- Đường đỏ hoặc đường thốt nốt: 300g
- Nước cốt dừa (đóng hộp hoặc tự làm): 200ml
- Muối tinh: 1/2 thìa nhỏ
- Bột ngô: Một chút
Cách làm
- Bước 1: Pha Bột
- Chuẩn bị nước cốt lá dứa:
- Rửa sạch lá dứa, cắt nhỏ.
- Cho lá dứa vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt để riêng.
- Pha bột:
- Trộn đều bột gạo tẻ và bột năng trong một âu lớn, thêm nửa thìa nhỏ muối.
- Đổ từ từ nước cốt lá dứa vào hỗn hợp bột, khuấy đều. Tiếp tục đổ nước sôi nóng vào âu bột từ từ, vừa đổ vừa khuấy đều bằng muôi.
- Nhồi bột cho đến khi hỗn hợp dẻo mịn và hơi lỏng tay. Lưu ý điều chỉnh lượng nước tùy thuộc vào độ hút nước của bột.
- Chuẩn bị một phần bột trắng không màu (không cho nước lá dứa).
- Tạo hình bánh lọt:
- Cho hỗn hợp bột vào túi bắt bông kem, cắt đầu túi.
- Đun sôi một nồi nước, bóp bột từ từ tạo thành sợi bánh lọt vào nồi nước sôi.
- Chuẩn bị nước cốt lá dứa:
- Bước 2: Làm Bánh Lọt
- Luộc bánh lọt: Khi các sợi bột nổi lên mặt nước, dùng muỗng lỗ vớt ra cho vào tô nước lạnh có đá để bánh giòn và dai hơn.
- Sau đó, vớt bánh lọt ra rổ để ráo nước.
- Bước 3: Nấu nước cốt dừa
- Cho nước cốt dừa vào nồi nhỏ, thêm chút muối, đường và bột ngô vào khuấy đều.
- Đặt nồi lên bếp, đun nhỏ lửa và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại.
- Tắt bếp và để nước cốt dừa nguội.
- Bước 4: Nấu nước đường
- Nấu tan 300g đường đỏ hoặc đường thốt nốt với 200ml nước trong nồi.
- Đun sôi kỹ cho đến khi nước đường đặc lại, sau đó bắc nồi ra và để nguội.
- Hoàn Thành món bánh lọt lá dứa nước dừa
- Cho bánh lọt đã để ráo nước vào bát hoặc ly.
- Rưới nước cốt dừa lên trên bánh lọt, thêm nước đường tùy theo sở thích.
- Rắc thêm một ít đá bào nếu thích ăn lạnh.
10. Bánh đúc lá dứa
Nguyên liệu
- Bột năng: 200 gram, rây mịn
- Bột gạo tẻ: 200 gram loại ngon, rây mịn
- Lá dứa: 1 bó, rửa sạch
- Nước cốt dừa: 1 lon (có bán tại các cửa hàng hoặc siêu thị)
- Đường cát trắng: 300 gram
- Nước sạch: 900 ml
- Gừng tươi: ½ củ
- Muối trắng: 1 thìa cà phê
- Vừng trắng: 50 gram, rang chín
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị bột
- Chuẩn bị một chiếc xoong to hoặc chậu nhỏ, rửa sạch và để khô.
- Cho toàn bộ 200 gram bột gạo tẻ và 200 gram bột năng đã rây mịn vào xoong.
- Bước 2: Làm nước cốt lá dứa
- Rửa sạch lá dứa, cắt nhỏ.
- Xay nhuyễn lá dứa với 400 ml nước sạch bằng máy xay sinh tố.
- Lọc hỗn hợp qua rây lọc để lấy nước cốt, loại bỏ phần bã lá dứa.
- Bước 3: Pha hỗn hợp bột
- Hòa phần nước cốt lá dứa với 1 thìa cà phê muối, 200 gram đường cát trắng, và 1/3 lon nước cốt dừa.
- Khuấy đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Từ từ đổ hỗn hợp lá dứa vào xoong bột.
- Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp bột cho đến khi đồng nhất.
- Để bột nghỉ trong 30 phút. (Nếu muốn màu xanh đậm hoặc nhạt hơn, bạn có thể điều chỉnh lượng nước lá dứa, nhưng màu xanh nhạt sẽ đẹp nhất.)
- Bước 4: Nấu bột
- Sau khi bột đã nghỉ 30 phút, cho nồi bột lên bếp và đun ở lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi. Vặn lửa nhỏ và dùng đũa khuấy đều để bột không bị vón cục.
- Để bột sôi lục bục trong vài phút, thỉnh thoảng khuấy đều để làm tan bong bóng.
- Bước 5: Đổ khuôn và hấp bánh
- Tráng một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn bánh. Đổ bột đã chín vào khuôn và dàn đều.
- Cho nước vào nồi hấp và đun đến khi nước thật sôi, sau đó cho khuôn bánh vào và hấp cho đến khi bánh chín.
- Kiểm tra bánh chín bằng cách dùng tăm xiên vào bánh, nếu rút ra thấy không còn bột dính là bánh đã chín.
- Bước 6: Để nguội và làm lạnh
- Lấy bánh ra khỏi nồi hấp, dùng muôi đề chặt bánh xuống cho bánh tạo thành một khối cứng cáp.
- Đợi bánh nguội rồi để vào tủ lạnh. Khi bánh lạnh sẽ giòn và dẻo.
- Bước 7: Phần nước chấm
- Gừng tươi giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt. Hoặc dùng gừng xay sẵn nếu không có thời gian, nhưng gừng tươi sẽ có vị đậm đà hơn.
- Pha 500 ml nước với 100 gram đường cát trắng, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa và một chút nước cốt gừng.
- Khuấy đều hỗn hợp cho tan hết, sau đó đun trên lửa nhỏ đến khi nước chấm sánh lại. Nêm nếm và điều chỉnh gia vị cho vừa miệng.
11. Bánh chuối nến
Nguyên liệu
- Bột mì: 200 gr
- Bơ nhạt: 165 gr
- Đường vàng: 160 gr
- Whipping cream: 60 ml
- Bột nở: 0,75 gr
- Chuối tây: 4 trái
- Trứng: 2 quả
- Muối: ¼ muỗng cà phê
- Giấy nến và khuôn vuông 20 cm
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị khuôn và chuối
- Lột vỏ 2 trái chuối, xắt lát dọc dày khoảng 0,7 cm. Xay mịn 40 gr đường vàng, trộn đều với bơ.
- Trải giấy nến vào khuôn vuông 20 cm, sau đó phết hỗn hợp bơ và đường kín đáy khuôn.
- Xếp các lát chuối đã cắt lên trên hỗn hợp bơ đường.
- Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp bột
- Trộn đều bột mì với muối và bột nở trong một tô lớn.
- Lột vỏ 2 trái chuối còn lại, cho vào đĩa sâu lòng rồi dùng nĩa dằm nát chuối.
- Trong một tô khác, đánh bơ với 120 gr đường vàng còn lại cho đến khi đường tan hết và hỗn hợp chuyển sang màu sáng.
- Đập trứng vào hỗn hợp bơ và đường, đánh đều cho đến khi trứng tan hoàn toàn.
- Bước 3: Trộn hỗn hợp bột và chuối
- Từ từ rây bột mì đã trộn với muối và bột nở vào hỗn hợp trứng và bơ, trộn đều để không bị vón cục.
- Thêm chuối đã dằm nát và whipping cream vào hỗn hợp bột, trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn.
- Bước 4: Nướng bánh
- Đổ hỗn hợp bột chuối vào khuôn đã chuẩn bị sẵn với chuối lát và bơ đường. Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 180 độ C.
- Cho khuôn bánh vào lò nướng và nướng trong khoảng 50 phút hoặc cho đến khi mặt bánh chín vàng. Kiểm tra bánh bằng cách xiên tăm vào giữa bánh, nếu tăm rút ra sạch không dính bột là bánh đã chín.
12. Bánh cống
Nguyên liệu
- Bột gạo: 400g
- Bột mì: 100g
- Đậu xanh hột: 200g (ngâm xong rồi nấu chín)
- Muối: 2 muỗng cà phê
- Đường: 2 muỗng cà phê
- Nước: 500ml
- Tôm: 600g (xắt hạt lựu, xào sơ)
- Củ sắn: 2 củ (băm nhuyễn)
- Hành tây: 2 củ (xắt nhỏ)
- Thành phần ăn kèm:
- Đồ chua: đu đủ xanh, cà rốt, dấm, đường, muối
- Nước mắm chanh: nước mắm, đường, chanh
- Cái cóng: dụng cụ làm bánh cống (giống cái vá múc canh nhưng sâu hơn)
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp bột
- Trộn đều bột gạo và bột mì với 500ml nước trong một tô lớn, khuấy đều cho tan hết bột. Cho muối và đường vào hỗn hợp bột, khuấy đều cho tan.
- Kết hợp các nguyên liệu: Thêm đậu xanh đã nấu chín, hành tây xắt nhỏ, củ sắn băm nhuyễn, và tôm đã xắt hạt lựu vào hỗn hợp bột, trộn đều để tất cả các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Bước 2: Chiên bánh cống
- Bắc chảo lên bếp, đổ nhiều dầu vào chảo và đun cho dầu sôi.
- Nhúng cái cóng vào chảo dầu đang sôi để làm nóng. Việc này giúp bánh không bị dính vào cóng khi chiên.
- Sau khi cái cóng nóng, lấy ra và đổ hỗn hợp bột vào cóng, sau đó nhanh chóng nhúng lại vào chảo dầu đang sôi.
- Chiên bánh trong chảo dầu cho đến khi bánh chuyển sang màu vàng giòn và chín đều. Khi bánh chín, vớt ra và để ráo dầu trên giấy thấm.
- Bước 3: Chuẩn bị đồ chua và nước mắm chanh
- Làm đồ chua: Đu đủ xanh và cà rốt xắt sợi mỏng, sau đó ngâm với hỗn hợp giấm, đường, và muối cho thấm.
- Nước mắm chanh: Pha nước mắm với đường, chanh và một chút nước, khuấy đều cho đến khi đường tan hết.
- Bước 4: Thưởng thức
- Ăn kèm: Dọn bánh cống ra đĩa, ăn kèm với rau sống, đồ chua (đu đủ xanh và cà rốt ngâm giấm đường), và nước mắm chanh để tạo hương vị đặc trưng.
13. Bánh ú tro
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 500g
- Đỗ xanh: ½ bát con (đã bỏ vỏ)
- Lá tre: vừa đủ để gói bánh
- Dây lạt: dùng để buộc bánh
- Đường: 3 thìa cà phê
- Muối: 1 ít
- Nước tro: 1 bát con (khoảng 250ml)
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp: Vo sạch gạo nếp và ngâm trong chậu nước lạnh có pha chút muối. Ngâm qua đêm khoảng 5-6 tiếng.
- Đỗ xanh: Đãi sạch vỏ và ngâm trong nước 1-2 tiếng trước khi gói bánh.
- Nước tro: Hòa 1 bát con nước tro với 1 lít nước lọc. Sau khi ngâm gạo nếp trong nước muối xong, chắt bỏ nước và đổ nước tro pha loãng vào ngâm tiếp trong khoảng 20-22 tiếng. Gạo nếp khi ngâm đủ thời gian sẽ có màu vàng nhẹ và khi bóp nhẹ, hạt gạo vỡ ra.
- Lá tre: Rửa sạch lá tre và chần qua nước sôi để lá mềm hơn, giúp dễ dàng trong quá trình gói bánh
Cách làm
- Bước 1: Làm nhân đậu xanh
- Đậu xanh sau khi ngâm xong, đổ vào nồi và thêm nước lọc ngập mặt, luộc đến khi đỗ chín mềm.
- Khi đậu đã chín, cho vào chảo thêm 3 thìa cà phê đường, dùng muôi gỗ đảo đều cho đến khi đỗ nhuyễn và mịn.
- Để lửa nhỏ, tiếp tục đảo đều cho đến khi đỗ hơi se khô lại thì tắt bếp và để nguội.
- Khi đậu xanh nguội, vo thành từng viên tròn nhỏ vừa ăn để làm nhân bánh.
- Bước 2: Gói bánh
- Chuẩn bị lá tre: Xếp 2 lá tre lên nhau, sao cho 2 lá hơi lệch nhau một chút.
- Cuộn đầu lá thành hình cái phễu, đảm bảo phần đuôi lá kín để không bị rơi gạo.
- Đổ gạo và nhân: Múc khoảng 2 muỗng gạo nếp vào trong phễu lá, đặt một viên nhân đỗ xanh vào giữa rồi múc tiếp gạo nếp đổ vào cho đến khi che phủ hết nhân đỗ xanh. Dùng thìa nén chặt để bánh có hình dáng đẹp và chắc chắn.
- Gấp lá và buộc dây: Gấp phần lá thừa vào để che kín nhân, dùng dây chun hoặc dây lạt buộc chặt lại. Lặp lại quá trình này cho đến khi hết nguyên liệu. Xếp bánh thành từng dải dài khoảng 5 chiếc.
- Chuẩn bị lá tre: Xếp 2 lá tre lên nhau, sao cho 2 lá hơi lệch nhau một chút.
- Bước 3: Luộc bánh
- Đun một nồi nước lớn, chờ nước sôi rồi thả bánh vào luộc. Đảm bảo nước ngập mặt bánh. Luộc bánh trong khoảng 1,5 đến 2 tiếng tùy theo kích thước bánh lớn hay nhỏ.
- Khi bánh chín, vớt ra ngay lập tức, xả qua nước lạnh để bánh không bị dính, sau đó treo lên hoặc đặt trong rổ cho ráo nước.
14. Bánh tét nhân chuối
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 1 kg
- Chuối sứ chín: 12 trái (chọn loại chín mùi, vừa phải, không bị nát)
- Đậu đỏ hoặc đậu đen (tùy thích): 1 ít
- Lá dứa: 1 vài lá, rửa sạch và thái nhỏ để lấy nước cốt
- Dừa tươi: 1 trái nạo lấy nước cốt (hoặc 1 lon nước cốt dừa)
- Muối: 2 muỗng cà phê
- Đường: 3 muỗng canh
- Lá chuối tươi: Rửa sạch và lau khô
- Dây lạt: Để buộc bánh
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chuối sứ: Lột vỏ, cắt làm đôi nếu quả lớn, rồi cho vào tô cùng 1 chút muối và đường để ướp, làm tăng hương vị cho chuối.
- Gạo nếp: Ngâm trong nước khoảng 6 giờ để nếp nở mềm. Sau đó, vớt ra và xả lại nhiều lần với nước lạnh để loại bỏ nhựa nếp, để ráo nước.
- Lá dứa: Thái nhỏ và giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt để lấy màu xanh và mùi thơm đặc trưng.
- Bước 2: Chuẩn bị nếp:
- Cho nếp vào xào sơ trên lửa nhỏ. Thỉnh thoảng, rưới nước cốt dừa và nước cốt lá dứa vào, trộn đều tay.
- Xào khoảng 15 phút để nếp thấm đều màu và hương vị, đến khi hạt nếp hơi ra nhựa và dính nhau thì tắt bếp.
- Lưu ý: Không xào quá chín hoặc nhão, chỉ cần nếp hơi ra nhựa để khi gói dễ dàng hơn.
- Bước 3: Gói bánh tét
- Chuẩn bị lá chuối: Cắt lá chuối thành các miếng có kích thước phù hợp. Rửa sạch và lau khô. Hơ lá qua lửa để lá mềm, dẻo, không bị rách khi gói.
- Rải nếp lên lá chuối: Đặt một lớp lá chuối lên bàn, cho khoảng 1/3 lượng nếp đã xào lên trên. Dàn đều nếp thành hình chữ nhật, tạo một rãnh ở giữa.
- Thêm nhân chuối: Đặt chuối đã ướp vào rãnh nếp, sau đó cho tiếp một lớp nếp lên trên để bao phủ kín nhân chuối.
- Cuộn và buộc bánh: Cuộn lá chuối lại thành hình trụ tròn, cố gắng nén chặt tay để bánh được chắc. Dùng dây lạt buộc chặt hai đầu và giữa bánh để bánh không bị bung khi nấu.
- Bước 4: Luộc bánh tét
- Cho bánh vào nồi lớn, đổ nước ngập mặt bánh. Luộc bánh khoảng 10 tiếng đồng hồ trên lửa nhỏ để bánh chín đều và dẻo ngon.
- Chú ý thường xuyên kiểm tra và châm thêm nước sôi nếu cần để đảm bảo bánh luôn ngập nước.
15. Bánh pía miền tây
Nguyên liệu phần vỏ bánh
- Bột mì số 11: 340g
- Nước lọc: 120ml
- Đường cát: 40g
- Muối: 2g
- Dầu ăn: 100g
Nguyên liệu phần nhân bánh
- Đậu xanh cà: 240g
- Thịt sầu riêng: 150-200g
- Đường cát: 100g
- Muối: 2g
- Dầu ăn: 110g
- Bột bánh dẻo: 260g
- Lòng đỏ trứng muối: 10 cái
Nguyên liệu phần bột ruột bánh
- Bột bánh mì: 100g
- Dầu ăn: 60g
Nguyên liệu thoa mặt bánh
- Lòng đỏ trứng gà: 1-2 cái
- Dầu ăn: 10ml
- Nước: 5ml
Cách làm
- Bước 1: Làm ruột bánh
- Trộn 100 gram bột bánh mì với 60 gram dầu ăn trong phần bột ruột. Nhào bột thành một khối dẻo, để bột nghỉ trong 30 – 40 phút.
- Sau khi bột đã nghỉ, chia bột thành 10 phần bằng nhau.
- Bước 2: Làm vỏ bánh
- Khuấy tan 40 gram đường cát, 120 ml nước lọc, và 2 gram muối trong một tô lớn. Sau đó, thêm 100 gram dầu ăn vào và quậy đều.
- Rây 340 gram bột mì cho mịn, từ từ rót hỗn hợp dầu ăn và nước đã chuẩn bị vào bột, nhồi bột đến khi bột mịn và không quá nhão.
- Để bột nghỉ trong 30 phút, sau đó chia thành 10 phần bằng nhau.
- Bước 3: Làm nhân bánh
- Ngâm 10 lòng đỏ trứng muối trong rượu gừng khoảng 15 – 25 phút để khử mùi tanh, sau đó lấy ra để ráo.
- Quét lên lòng đỏ một lớp dầu mè và nướng trong lò khoảng 5 phút cho trứng chín.
- Ngâm 240 gram đậu xanh trong nước ấm khoảng 3 tiếng để đậu mềm, sau đó hấp chín. Đậu xanh chín thì giã hoặc xay nhuyễn.
- Trộn đậu xanh với 100 gram đường cát và cho vào chảo không dính. Đun trên lửa nhỏ và đảo đều tay cho đến khi đậu xanh hơi khô lại.
- Cho 150 – 200 gram thịt sầu riêng vào đậu xanh, trộn đều đến khi hỗn hợp dẻo mềm. Để hỗn hợp nguội rồi chia thành 10 phần bằng nhau.
- Đặt 1 lòng đỏ trứng muối vào mỗi phần nhân đậu xanh sầu riêng và vo tròn lại.
- Bước 4: Gói bánh
- Lấy các viên bột ở bước 2, cán dẹp ra, sau đó đặt viên bột ruột bánh đã chuẩn bị ở bước 1 lên trên và cán thêm một lần nữa thành một lớp mỏng.
- Cuộn tròn lớp bột lại và tiếp tục cán mỏng thêm một lần nữa. Làm tương tự thêm một lần nữa để lớp bột được đều và mịn.
- Đặt nhân đậu xanh sầu riêng vào giữa lớp bột đã cán mỏng, gói kín lại và ép nhẹ cho bánh có dạng dẹp như mong muốn.
- Bước 5: Nướng bánh
- Làm nóng lò nướng ở 180 độ C trước khi cho bánh vào.
- Cho bánh vào lò nướng trong 10 phút. Sau đó, lấy bánh ra và quét một lớp hỗn hợp lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, và nước lên mặt bánh để bánh có màu đẹp và bóng.
- Cho bánh trở lại lò và nướng thêm 5 phút nữa để bánh chín hoàn toàn.
Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết này, mình sẽ rất cảm kích nếu được đóng góp ý kiến từ các bạn.